Tam su tham kin – Mẹ chồng tôi đứng yên cau mày nhìn tôi không nói gì một lúc lâu khiến tôi càng thêm sợ, tôi không dám ngẩng mặt lên nhìn bà. Nhưng bất ngờ mẹ chồng ngồi xuống cầm tay tôi vỗ vỗ…

Tôi xin kể câu chuyện này với tất cả lòng biết ơn với gia đình nhà chồng. Đặc biệt là mẹ chồng, người đã luôn thông cảm và yêu thương tôi như con ruột.

Gia đình tôi vốn không khá giả nên khi gả tôi đi, bố mẹ vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì tôi đã tìm được hạnh phúc. Lo vì không có tôi, cả nhà sẽ mất đi một trụ cột kinh tế. Mẹ tôi ở nhà nội trợ từ nhiều năm nay, còn bố thì vừa về hưu. Lương hưu của bố tôi không đủ cho chi tiêu cả nhà, nhất là khi em trai kế của tôi vẫn chưa xin được việc và em trai út thì vẫn đang học đại học.

>>> Có thể bạn quan tâm đến thoi trang thu dong 2015

Bố mẹ tôi dạy con nghiêm khắc và là người rất tự trọng nên bố luôn dặn tôi phải sống sao để nhà chồng không coi thường. Từ ngày tôi đi lấy chồng, dù nhà có thiếu thốn, mẹ tôi không bao giờ gọi điện than phiền hay vay mượn tiền.

Dạo này tôi có thai nên ít về nhà nhưng vẫn hay gọi điện để hỏi thăm sức khoẻ mọi người. Bố tôi lúc nào cũng cười khà khà với câu trả lời đặc trưng “Bố tương đối khoẻ, con gái cứ yên tâm công tác ở nhà chồng”.

Có một đêm tôi đang ngủ thì em trai út nhắn tin “Sao chị không về thăm bố”. Tôi cứ nghĩ là nó trách tôi không về nhà chứ không nghĩ bố tôi đang bị bệnh. Tôi chưa bao giờ nghĩ bố mình đang ốm vì mỗi lần gọi điện, tôi cảm nhận được bố vẫn hoạt bát tràn trề sức sống lắm.

>>> Có thể bạn thích lam dep tại nhà.

Em chồng tôi sắp kết hôn nên tôi lại càng bận và không về thăm nhà, gọi điện cũng ít hơn. Nhân dịp mẹ chồng nhờ tôi đi đưa tiền cọc đặt tiệc cưới ở nhà hàng, tôi tranh thủ ghé về nhà.

nhà chồng

Tôi biết ơn và thấy mình không chỉ nợ nhà chồng tiền bạc mà còn nợ cả tấm chân tình. (Ảnh minh họa)

Không khí ở nhà không còn được như trước đây. Dường như có một nỗi buồn vô hình nào đó bao trùm lấy mọi người. Em trai út đang học bài ở phòng khách nhưng thấy tôi nó không chào vì dỗi. Tôi hỏi bố mẹ đâu, nó vẫn cúi gằm trả lời “chị vào phòng mà tự xem”.

Khi vào phòng, tôi thấy bố tôi đang ngủ, thờ khò khè như người ốm lúc sốt cao. Và mặc dù điện phòng không bật, chỉ có chút ánh sáng từ cửa sổ hắt vào tôi vẫn nhận ra bố tôi vàng vọt, màu vàng chỉ có ở những người bị bệnh gan.

>>> Tham khảo cách làm bánh trung thu ngay.

Tôi đau thắt ruột, nước mắt tự trào, tay phải bấu vào lề cửa vì không thể đứng vững. Chỉ có một nguyên nhân khiến bố tôi nằm đây mà không vào viện. Đó là vì không có tiền. Tôi biết cho dù bố tôi có bảo hiểm thì chi phí đóng thêm vào cũng rất nhiều. Và cũng chỉ có một nguyên nhân khiến bố mẹ tôi phải giấu. Họ sợ tôi lo lắng. Họ sợ trở thành gánh nặng của tôi.

Mẹ nói có đưa bố đi khám rồi nhưng tiền điều trị, tiền thuốc cao nên nằm được mấy hôm lại về. Bố nói còn được ít tiền để dành xin việc cho em trai tôi. Bố cũng không muốn làm phiền tôi vì biết tôi không có tiền.

Nghe đến tiền, tôi bất giác sờ tay vào túi xách có 10 triệu mà mẹ chồng nhờ đi đặt cọc cho nhà hàng. Đúng là tôi không có tiền nhưng nhìn bố như thế, tôi đâu thể làm ngơ. Đó là bố tôi cơ mà.

Nhưng tôi có thể dùng tiền này được không? Tôi sẽ phải nói sao với nhà chồng? Họ sẽ đánh chửi tôi rồi xem thường cả nhà tôi? Nếu như thế bố mẹ tôi sẽ càng thêm đau lòng.

Tôi lưỡng lự và lo lắng. Nếu tôi cứ thế đi về thì tôi là đứa con bất hiếu. Nhưng nếu đưa cho mẹ thì biết ăn nói làm sao với nhà chồng? Tôi nhắm mắt hít một hơi thật sâu rồi rút tiền xấp tiền ra đưa cho mẹ tôi “Sao mẹ không nói sớm, vừa hay con cũng mang sang 10 triệu biếu bố mẹ, đó là tiền riêng của con”. Mẹ tôi ngỡ ngàng và sau đó nước mắt dâng tràn vì vui. Em trai tôi nãy giờ đứng nghe lỏm liền chạy vào ôm chầm “hoan hô chị”. Tôi vừa cười vừa khóc.

Tôi trở về nhà chồng trong tâm trạng hoang mang lo sợ của một người sắp ra đoạn đầu đài. Tôi đã nghĩ đến cách sẽ lén lấy khoản tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để đi trả tiền cọc nhà hàng. Nhưng đó chỉ là cách tạm thời, chồng tôi sẽ sớm phát hiện rồi có khi mọi chuyện lại tệ hơn. Tôi sợ nhất là nhà chồng sẽ nghĩ bố mẹ tôi xúi tôi ăn cắp tiền mang về cho họ.

Suy nghĩ miên man, tôi về đến nhà và đứng trước mặt mẹ chồng lúc nào không hay.  Mẹ chồng hỏi “Đặt cọc thế nào rồi con” đến 2, 3 lần mà tôi không hề nghe thấy. Tôi lắp bắp định mở miệng nói dối nhưng lại run lẩy bẩy và cứ thế ngồi sụp xuống mà khóc.

Tôi khóc nức nở như một đứa trẻ và bằng thứ ngôn ngữ chắp vá của một người đang sợ hãi, tôi nói với mẹ chồng là tôi đã mang số tiền đó về cho bố mẹ tôi.

nhà chồng

Tôi hạnh phúc và tự hào vì đã là con dâu của bố mẹ chồng tôi. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng tôi đứng yên cau mày nhìn tôi không nói gì một lúc lâu khiến tôi càng thêm sợ, tôi không dám ngẩng mặt lên nhìn bà. Nhưng bất ngờ mẹ chồng ngồi xuống cầm tay tôi vỗ vỗ “Làm thế là đúng rồi, như vậy mới là con dâu của mẹ, con làm đúng rồi, đừng khóc nữa”. Mẹ chồng càng vỗ về thì tôi càng khóc lớn. Khóc vì quá hạnh phúc và xúc động.

Bố tôi được đưa trở lại bệnh viện. Mẹ chồng còn đưa cho tôi thêm 10 triệu và nháy mắt “Mẹ cho con vay” và dặn đừng nói gì với nhà tôi kẻo bố mẹ tôi tự ái. Lại thêm một lần nữa tôi không thể kìm được nước mắt vì tấm lòng của mẹ chồng. Tôi còn nhận thêm được sự an ủi khích lệ của bố chồng và chồng. Ai cũng vui mừng vì bố tôi được đưa vào bệnh viện kịp thời.

Tôi biết ơn và thấy mình không chỉ nợ nhà chồng tiền bạc mà còn nợ cả tấm chân tình. Tôi hạnh phúc và tự hào vì đã là con dâu của bố mẹ chồng tôi. Nhà chồng không phải lúc nào cũng đáng sợ như mọi người định kiến. Tôi là người quá may mắn phải không?

Đọc thêm những tâm sự khác tại báo phụ nữ