Chấn thương khi chơi thể thao là điều mà người chơi hết sức lo lắng, trong đó có chấn thương cổ tay, vậy cách điều trị chấn thương cổ tay như nào? Cùng thutinh.vn tìm hiểu nhé!

1.Nguyên nhân cụ thể dẫn đến chấn thương cổ tay khi chơi thể thao

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến chấn thương cổ tay bao gồm: Tập các bài võ có sử dụng đòn vặn xoắn cổ tay hoặc vật tay; bị bóng va đập mạnh khi chơi thể thao; dùng vợt bóng bàn, cầu lông, tennis quá sức; đu xà nhưng không bám chắc vào thanh xà; thực hiện các động tác khó; tập tạ đơn quá nặng; tập đẩy ngực nhưng để cổ tay ngửa ra sau quá mức; bẻ gập tay quá mạnh khi chơi vật tay;…

Cách điều trị chấn thương cổ tay khi chơi thể thao

Ngã chống tay xuống đất: Ngã hay té trong tập luyện có thể là do di chuyển không hợp lý hoặc do ngoại lực, lí do khác tác động. Sau khi ngã, người chơi – theo quán tính sẽ chống tay xuống dưới đất với lực mạnh hoặc trong trạng thái mất cân bằng và chính điều ấy có thể làm tay bị trật khớp. Nguy hiểm hơn có thể bị gãy xương.

Tập luyện quá sức: Tập luyện quá sức ở đây là sử dụng khớp cổ tay quá sức. Tập luyện với lực mạnh và  liên tục sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị đứt các vi thể và làm tổn thương các dây chằng tại khớp cổ tay. Những dây chằng thường rất yếu và mỏng manh nên rất dễ gặp chấn thương như : Viêm dây chằng, bong gân, đứt vi thể dây chằng.

2.Cách điều trị chấn thương cổ tay khi chơi thể thao

Nếu bạn bị chấn thương cổ tay cấp tính, trong vòng 72 giờ đầu tiên, hãy sử dụng phương pháp RICE để chấn thương  bóng đá ở mức tối thiểu nhất. Nếu nghi ngờ bị gãy xương, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. RICE bao gồm các bước sau:

Nghỉ ngơi: Dừng lại hoặc tạm nghỉ chơi thể thao và bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm chấn thương;

Chườm đá: Áp dụng liệu pháp lạnh này để giảm đau và sưng. Bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ về cách chăm sóc chấn thương. Nhớ không sử dụng nước đá trực tiếp lên vùng bị thương để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh;

Quấn băng: Sử dụng băng ép hoặc một dải đàn hồi để quấn quanh vị trí bị thương. Giữ băng chặt vừa phải, không quá bó chặt, vì điều này có thể ngăn cản sự lưu thông máu. Thông thường, bạn chỉ cần dùng băng nén trong vòng 48−72 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương;

Nâng cao tay: Sử dụng gối hoặc một cái móc để nâng cổ tay bị thương. Giữ tay ở vị trí cao hơn ngực sẽ làm giảm sưng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chấn thương cổ tay trong bóng đá, bạn có thể tham khảo thêm chấn thương cơ háng khi đá bóng có biểu hiện gì nữa nhé!